Sống cách Hà Nội hơn 100 km, bố mẹ chồng tôi là những người làm nông chính gốc. Ông bà sinh được 6 người con: 4 trai, 2 gái. Chồng tôi là con út cũng là người thoát ly đi làm ăn xa nhất. Hiện chúng tôi sống ở Hà Nội.
5 anh chị em còn lại của chồng đều xây dựng gia đình, yên bề gia thất ở quanh làng, xã.
Tôi về làm dâu được 11 năm, chứng kiến nhiều phong tục tập quán ở quê chồng. Nhưng riêng việc tổ chức đám tang ở đây là tôi thấy có nhiều điểm bất bình.
Trong làng, bố mẹ tôi là người có vai vế, lại thuộc dòng họ lớn. Năm 2012, khi mẹ chồng tôi nằm xuống, cả họ đều xúm lại hỗ trợ. Người giúp chúng tôi đi thuê bàn ghế, người đặt áo quan, người mời thầy đến lễ, người lo hậu cần...
Mọi người nói, họ nhà tôi đông, con cháu nhiều nên phải thịt 2 con lợn, mỗi con gần 1 tạ. Một ông chú thì kiên quyết, mâm cỗ phải đủ 6 món. Người đến viếng gần xa đều mời ăn cỗ hết.
Nói là làm, họ lên thực đơn và bắt lợn, bò về vườn nhà tôi để thịt ngay khi mẹ tôi vừa trút hơi thở được vài tiếng. Tiếng cười, nói, hò hét nhau bắc rạp, kê bàn ghế, nấu cỗ... cứ rộn ràng ngoài sân.
Đến khi khâm liệm cho mẹ xong, các đoàn người bắt đầu vào viếng. Ông trưởng họ đứng đón tiếp rồi mời tất cả ở lại, ăn bữa cơm với gia đình.
Thấy cảnh trong nhà con cháu khóc lóc thảm thiết, có người ngất đi vì thương xót mẹ mà bên ngoài ai nấy ăn cỗ linh đình, tôi thắc mắc với chị dâu. Nhưng chị nói, tục lệ ở đây là vậy.
Ai đến viếng đều phải mời ăn cỗ. Chỉ có điều, ở các đám tang khác, cỗ sẽ được làm ở nhà hàng xóm. Như vậy, người ngồi ăn cỗ cũng thấy thoải mái hơn.
Riêng nhà tôi, bố mẹ chồng muốn mở rộng chăn nuôi nên đã bán căn nhà trong làng, ra gần cánh đồng dựng nhà sinh sống. Nơi này chỉ có nhà của bố mẹ nên không thể nhờ được sân vườn của hàng xóm.
Dân làng ở đây đã quen với việc ăn cỗ sau khi viếng nên ít người từ chối lời mời. Họ cũng căn giờ ăn cơm để đến nên các mâm cỗ bê lên đến đâu, người ngồi kín đến đó.
Lạ nữa là, các đám cưới, gia chủ chỉ mời cỗ vào một khung giờ nhất định. Nhưng ở đám ma mẹ chồng, chúng tôi phải làm cỗ mời khách cả trưa và chiều.
Tức là, ai đến viếng buổi trưa thì ăn trưa, ai đến viếng buổi chiều thì ăn chiều.
Họ hàng phục vụ sẽ ăn cả 3 bữa: sáng, trưa, tối trong suốt những ngày tổ chức tang ma. Chính vì thế, sau 3 ngày lo liệu cho mẹ, chúng tôi hạch toán hết gần 120 mâm cỗ.
Việc lo cỗ bàn khiến chi phí đám tang đội lên rất nhiều. Quan trọng hơn, tôi thấy việc dân làng, họ hàng đến ăn cỗ linh đình khi gia chủ đang rầu rĩ vì mất đi người thân là điều phản cảm. Tuy nhiên, tôi không dám góp ý.
Nay nhân việc mọi người chia sẻ về chuyện tổ chức tang ma, tôi mới viết câu chuyện của gia đình mình. Tôi nghĩ, những tục lệ đã cũ và không còn phù hợp với thời đại thì nên bỏ. Đừng cố giữ tất cả làm gì khi trình độ, hiểu biết của chúng ta đã cao hơn xưa và xã hội nay cũng hiện đại hơn nhiều rồi.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Hãy gửi ý kiến của mình bằng cách viết bình luận bên dưới bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên báo VietNamNet. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Mẹ mất, con cái khóc ngất trong nhà, họ hàng làm cỗ linh đình ngoài sânBản thân tôi hiện cũng đang là một nhà giáo. Từ khi ra trường tới nay, tôi đã công tác trong lĩnh vực giáo dục suốt 21 năm, trong đó có 15 năm được vào biên chế. Là giáo viên chủ nhiệm, cùng với số năm kinh nghiệm đi dạy như trên, tôi đang nhận mức lương vỏn vẹn 11 triệu đồng, đã bao gồm cả phụ cấp ngành, phụ cấp thâm niên, và hoàn toàn không có thêm bất cứ khoản trợ cấp nào thêm nữa.
Tất nhiên, nếu so với mức sống khi tôi ở nông thôn, xung quanh chủ yếu là công nhân, viên chức, mức lương ấy không phải quá thấp. Ít nhất, nó cũng giúp tôi đủ chi phí sinh hoạt hàng tháng và nuôi con ăn học. Vì thế, tôi cũng chưa bao giờ lên tiếng phàn nàn câu nào về chế độ lương bổng của mình. Tất cả những gì tôi làm là cống hiến hết mình cho công việc dạy dỗ các thế hệ học sinh nên người.
Thế nhưng, khi tôi đưa con lên thành phố, môi trường sống và chi phí sinh hoạt thay đổi hoàn toàn, tôi mới nhận ra số tiền lương mình nhận được chẳng thấm vào đâu, nhất là khi so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội.
>> Giáo viên 'chạy sô'
Lấy ví dụ, có những em công nhân trẻ, kém tôi tới hơn chục tuổi, làm trong các khu công nghiệp, nhưng lương nhận về cũng cao hơn tôi, dù công việc của học không yêu cầu bằng cấp, không mất công, tốn sức học hành nhiều năm như giáo viên chúng tôi.
Và rồi, gia đình tôi mang tiếng là viên chức, thuộc tầng lớp trí thức, nhưng dần dần trở thành nghèo nhất trong khu chung cư sinh sống, cho dù xét cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, tôi hơn tất cả. Dù chẳng có ý so sánh gì nhưng tôi cũng tự hỏi: liệu giáo viên đã được đối xử, trả lương một cách xứng đáng với vị trí và những công sức họ bỏ ra?
Để trang trải cho cuộc sống hằng ngày, tất nhiên tôi hoàn toàn có thể mở lớp dạy thêm chính học sinh của mình. Thậm chí, phụ huynh trong lớp cũng đề nghị tôi dạy thêm cho con họ. Nhưng vì lòng tự trọng nghề nghiệp, vì sợ mang tiếng xấu nên tôi nhất quyết không nhận dạy thêm.
Có lẽ cũng vì sự khác biệt đó mà giờ tôi vẫn phải sống rất chật vật, thỉnh thoảng đi dạy gia sư bên ngoài, hoặc tìm đủ thứ việc lặt vặt để làm thêm, kiếm thêm chút thu nhập để trả góp mua nhà, và để cuộc sống gia đình, con cái ở mức tối giản nhất. Tôi thật sự không biết, khi hai con tôi tới đây vào đại học, với sức khỏe và tuổi tác của mình, tôi không thể làm thêm nhiều công việc nữa, thì mình sẽ lấy tiền đâu để lo cho con và trang trải cuộc sống?
" alt=""/>Tôi chạnh lòng vì làm giáo viên 21 năm lương không bằng công nhân trẻ
|